Thứ Hai, 31 tháng 12, 2007

"Trưng" và "chưng"

Qua tất cả các trường hợp mà các bạn bên VDict đưa ra, tôi thấy nhiều khả năng từ phát âm là "trưng" (hoặc "chưng") là từ Hán - Việt. Nếu đúng vậy thì nghĩa gốc của nó đây:
  1. Trưng (徵): Mời đến - Thu thuế - Chứng cứ - Công khai hóa cái gì (VD: trưng binh, trưng thu, trưng cầu, trưng tập...) - Họ Trưng - Một âm là "Chủy" chỉ một trong ngũ âm.
  2. Trưng (症 hoặc 癥): Tên một bệnh.
  3. Chưng (烝): Tên một lễ tế mùa đông.
  4. Chưng (蒸): Nấu cách thủy hoặc hong, hơ dùng hơi nóng gián tiếp.
Vì vậy chắc chắn bánh "chưng" là đúng, còn bánh để bầy thì chắc không gọi là "bánh trưng" mà là "trưng bánh" (tính từ đứng trước danh từ mà).
Mà bánh chưng đâu có bầy trong thời gian dài đâu, chỉ được bầy từ khi Giao thừa tới lễ Hóa vàng thôi chứ (có 4 ngày trong thời tiết lạnh giá). Với lượng mỡ trong nhân bánh ngấm ra khi được nén, cộng với thời gian đun tới nửa ngày chắc khó mà hỏng.
Nhớ cái bánh chưng ngày xưa cùng mẹ vo gạo, đãi đỗ, rửa lá... quá! Giá mà bây giờ ngồi làm lại được...

Không có nhận xét nào: